Translate

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Cá lóc hấp

Cá lóc hấp

Nguyên liệu:
1 con cá lóc khoảng 700g làm sạch; 1 khúc gừng cắt miếng mỏng; 2 nhánh hành là cắt khúc; 5 nhánh hành lá cắt nhuyễn; 50g đậu phộng rang, giã nhỏ; 2 muỗng canh hành phi; 500g rau sống, xà lách, dưa leo, thơm cắt miếng vừa ăn; 3 xấp bánh tráng nhúng sơ qua nước lọc; 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê rượu trắng, 4 muỗng canh dầu ăn.
Nước mắm chua ngọt: 1 muỗng canh nước chanh; 2,5 muỗng canh nước mắm; 4 muỗng canh đường cát trắng; 4 muỗng canh sôi; 3 tép tỏi, giã nát 3 trái ớt hiểm, giã nát.
Thực hiện:

Ướp cá với hạt nêm và rượu trắng cho thấm. Để cá vào đĩa, để hành lá và gừng xung quanh. Đem hấp 30 phút cho chín. Phi hành với dầu ăn cho thơm. Làm nước mắm chua ngọt: trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau, sau đó thêm tỏi và ớt. Cá sau khi hấp chín, chắt bỏ phần nước cá, thêm hành lá, đậu phộng và hành phi lên mình cá. Dọn ăn kèm với rau sống, bánh tráng và nước mắm chua ngọt.
Để cá lóc hấp giảm mùi tanh: Hấp cá với gừng, hành và rượu trắng. Sau đó chắt bỏ phần nước. Để tỏi, ớt nổi lên mặt nước chấm: Cho tỏi ớt vào sau cùng sau khi pha xong nước chấm.

Gỏi gà cải bắp

Gỏi gà cải bắp
Gỏi gà cải bắp

Nguyên liệu:
½ con gà, làm sạch, ½ cái bắp cải bào mỏng, 1 khúc cà rốt cắt sợi, ¼ củ hành tây cắt miếng mỏng, 2 củ hành tím cắt miếng mỏng, ¼ trái ớt sừng cắt sợi, ¼ chén rau răm cắt nhỏ, 1 nhánh ngò rí cắt khúc, 2 muỗng canh đậu phộng, 1 muỗng canh hành phi, 8 cái bánh phồng tôm, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, dầu ăn để chiên, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước chanh, 3 muỗng canh đường cát trắng.
Ăn kèm: nước mắm chua ngọt.

Thực hiện:
Luộc chín thịt gà, làm nguội bằng nước lạnh, cắt miếng hoặc xé nhỏ. Ướp với ½ muỗng cà phê hạt nêm và tiêu xay. Trộn đều bắp cải, cà rốt, hành tây, hành tím, rau răm, nước mắm, chanh và đường cát trắng cho vừa ăn. Bánh phồng tôm chiên vàng. Để gỏi gà bắp cải vào dĩa, thêm đậu phộng, hành phi, ớt sừng, ngò rí trên mặt. Dọn ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.
Để thịt gà thơm ngon khi luộc: Thêm vào một ít hành tây, cà rốt, ngò rí và tiêu hột. Để bánh phồng tôm vẫn giữ được độ giòn: Sau khi chiên cho vào bịch ni lông và giữ kín.

Cách nấu rượu đế Gò Đen

Rượu đế Gò Đen từ lâu đã trở thành đồ uống thơm ngon mang hương vị truyền thống của ẩm thực Việt. Cách nấu rượu nếp thơm ở mỗi nơi hay mỗi gia đình đều có những bí quyết khác nhau, nhưng nhìn chung đã là rượu nấu thì sẽ phải tuần tự từng bước mới ra được những giọt rượu nếp thơm nồng.
1. Chọn gạo để làm rượu.
- Rượu nếp được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
- Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.
2. Men rượu
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
3. Cách chế biến.
Để cho ra được những giọt rượu nếp thơm ngon quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.
Nấu cơm
- Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi.
- Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Chuẩn bị men.
Trong món cơm rượu không thể thiếu men vì men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm. 
- Khi chọn men làm cơm hay làm rượu các bạn tuyệt đối không sử dụng men tàu vì khi ăn (uống) sẽ dẫn đến tình trạng nhức đầu, ngộ độc... chúng ta chọn mua loại men gạo được người ta làm thủ công từ bột gạo cộng với nhiều vị thuốc bắc (Men dạng cục màu trắng tròn to bằng miệng cốc, hơi phồng lên như cái bánh giày), men cũng rẻ thôi nếu làm 5kg gạo các bạn chỉ mua 3-4k men là thoải mái, nếu quen nhà ai nấu rượu thị xin cũng được.
- Liều lượng men: thường là 1 lạng men / 10kg gạo, như vậy nếu các bạn nấu 5kg gạo thì chỉ cho 1/2 lạng men là vừa.
- Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối dã men thành bột mịn càng nhỏ càng tốt, nếu có máy xay sinh tốthì cho men vào quay một lúc là nhanh nhất.
Rắc men.
Các bạn lưu ý trước khi rắc men phải kiểm tra cơm còn nóng không nếu rắc men khi cơm còn nóng thì sẽ làm men bị chết, còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm sẽ làm hỏng cơm. Nên tốt nhất là rắc khi cơm còn ấm tay.
Các bạn chia men thành 2 phần một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Do cơm nếp rất dính nếu các bạn trộn thì men chắc chắn sẽ không đều bằng cách mình nói trên.
Ủ cơm.
- Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.
- Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men. 
Cách trưng cất rượu.

- Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu. 
- Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, trưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.
- Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

- Nếu bạn ăn cơm rượu nếp thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.

Thành phẩm

Rượu sau khi trưng cất được phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi, các bạn không nên uống rượu ngay khi mới ra lò mà nên đổ vào chum sành để khoảng 1-2 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon.
ST

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Rượu Gò Đen

Trải qua nhiều đời, rượu Gò Đen đã trở thành một chỉ dẫn địa lý để người miền ngoài biết đến một vùng đất của Nam bộ, của Long An.

Bát ngát Gò Đen

Khác hơn Bàu Đá của miền Trung và Làng Vân của miền Bắc, là những làng rượu, thì Gò Đen lại là một vùng rượu. Thị tứ Gò Đen, trung tâm của xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nằm trên quốc lộ 1A, cửa ngõ xuôi về miền Tây, cách TP. SG chỉ 25 km. Thị tứ này ngày nay là điểm giáp ranh 3 xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức, là quê hương của rượu Gò Đen từ xa xưa. Nếu “tính đúng, tính đủ” thì khu vực sản xuất rượu Gò Đen còn bao gồm một phần của hai xã Phước Lý và Tân Bửu của huyện Cần Giuộc và Phước Vân, Long Định, Long Cang của huyện Cần Đước nằm kề cận.

Rượu Gò Đen đã có tự bao giờ? Chính những nhà lò Gò Đen cũng không trả lời chính xác được. Theo một điều tra, 173 hộ sản xuất rượu trong xã Mỹ Yên thì chưa đến 40 hộ mới sản xuất từ 30 năm trở lại đây, còn lại hơn 140 hộ là nghề truyền lại từ đời này qua đời khác. Nhà anh Tám Minh ở ấp 4, xã Phước Lợi, có đến ba đời truyền nghề nấu rượu, nhưng nhà vợ anh, cũng là người trong xóm, thì có đến 4 đời. 

Theo các bô lão, Gò Đen là một vùng gò rộng lớn, đất ở đây có màu đen, là loại đất mùn pha sét, dấu tích của rừng già xa xưa. Theo nhà văn Sơn Nam, Gò Đen là một trong những vùng đất được người Việt khai phá sớm nhất, nằm trong khu vực Ba Giồng, là vựa lúa lớn nhất của Nam bộ thời các chúa Nguyễn, từ tây nam TP.SG kéo dài đến Gò Công ngày nay. Vì là vùng đất gò cao nên đặc biệt thích hợp với cây lúa nếp, thứ nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

Vong thân trên chính quê nhà
  
Nếu đi dọc quốc lộ 1A ngày nay , ta sẽ thấy nhan nhản thứ rượu mang tên Gò Đen bày bán trên dọc dài hơn 50km, bắt đầu từ Bình Chánh, TP.SG xuống khỏi Tân An, giáp đến huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang. Không chỉ thế, người ta còn thấy không biết bao nhiêu thứ rượu Gò Đen đóng chai, nhãn mác đẹp đẽ, tinh xảo bày bán tràn ngập trên địa bàn TP.SG , vào tận các siêu thị danh tiếng. Thống kê từ ba xã trong vùng rượu Gò Đen của huyện Bến Lức cho thấy, trong số 412 hộ nấu rượu, thì duy nhất chỉ có một hộ là có bán sản phẩm đóng chai nhựa, nhãn hiệu Gò Đen được in trắng đen đơn giản bằng máy vi tính; không có cơ sở nào có quy mô như công ty hay xí nghiệp sản xuất mặt hàng này; chỉ có 4 hộ là cơ sở sản xuất thường xuyên, còn lại 408 hộ chỉ sản xuất vào những lúc nông nhàn, hình thức bán lẻ (bao bì khách hàng tự mang đến) cho người tiêu thụ trong vùng. Chính những người nấu rượu Gò Đen cũng không biết thứ rượu pha cồn mang tên Gò Đen bày đầy theo đường quốc lộ ấy là từ đâu ra.


Ông Tám Minh - một trong ít lão nông “nặng nợ” với những “giọt nước mắt quê hương” - ngậm ngùi: 

-“Rượu Gò Ðen có hương vị độc đáo. Nó thành di sản, là một phong cách văn hóa ẩm thực. Nếu người Nga có rượu vodka, người Nhật có rượu sake, dân Pháp thì tự hào với bordeaux thì người Việt cũng có rượu Đế.

Nhiều đoàn khách nước ngoài đến nghiên cứu, kể cả bỏ đô la để mua bí quyết. Nhưng có khéo bắt chước cách mấy họ cũng không sao cất được hương vị giọt rượu Gò Ðen. Vậy mà chính người Gò Ðen đang đánh mất đặc sản của quê hương! Nhìn làng rượu ngày càng buôn bán rầm rộ nhưng hương vị lạt dần, đau lòng lắm! Còn một cái kháp nhỏ tui cũng ráng giữ nghề cho con cháu”.

Vừa nói ông Tám vừa đưa khách tham quan gian bếp ấm nồng men rượu. Ðúng là gian bếp chỉ còn mỗi một cái kháp tròn nhỏ đặt trên ba ông đầu rau cùng ba chiếc thùng ủ. “Ngày trước nấu ba bốn kháp, còn bây giờ nấu cầm chừng cho đỡ nhớ. Chủ yếu là nấu cho đám tiệc”.

Ông Tám vốc một nắm nếp tròn mẩy, giải thích: “Rượu Gò Ðen có nhiều nhưng uống một lần để ngất ngây say, để mềm môi nhớ đời thì rượu phải được nấu bằng chính loại nếp trồng tại địa phương (nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt...)”.

Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương...

Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày ) .


Ông Tám nói: “Ðặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Ðen, nấu trong không khí Gò Ðen mới có mùi vị đặc sắc”.
Sưu tầm



Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Cách phân biệt rượu Gò Đen thật, giả

Rượu Đế Gò Đen xin chia sẻ với mọi người một số kinh nghiệm phân biệt giữa Rượu Gò Đen
chính hãng và rượu giả đang tràn lan  trên thị trường hiện nay.
Như mọi người đã biết, thương hiệu Rượu Đế Gò Đen đã trở nên nổi tiếng từ lâu đời ở miền Tây. Từ TP.HCM về Bến Lức_Long An, dọc theo tuyến quốc lộ 1A nhan nhản những điểm bán rượu Gò Đen với đủ loại kèm theo nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên để mua được rượu chính hãng vừa ngon, vừa đúng giá không phải chuyện dễ dàng.
Đặc điểm của Rượu Gò Đen giả
- Mùi nồng, gắt, đôi khi hôi thối (do pha cồn hoặc nấu bằng loại men Trung Quốc).
- Vị nhẫn nhẫn, lạt miệng (do quá trình pha ít cồn, nhiều nước).
- Vị ngọt (do pha nhiều đường).
- Sau khi uống thấy đầu nặng và đau.

Nguyên nhân người bán thường pha rượu giả vì chi phí để nấu một lít rượu chính hãng chi phí thường dao động từ 25k – 27k, trong khi giá bán ra không chênh lệch bao nhiêu, chủ yếu khoản lời ở chỗ lấy hèm nuôi heo. Do đó những người kinh doanh nhỏ lẻ thường lấy rượu gốc về pha thêm để tăng số lượng rượu nhiều hơn. Với công thức chế biến: 2l rượu gốc + 7l nước + 1l cồn+ một chút hương liệu nên rất khó phân biệt giữa rượu giả và rượu Gò Đen chính hãng. Công thức này đã mang lại điểm lợi lớn trên mỗi lít rượu bán ra nên các điểm bán trung gian đã không ngần ngại áp dụng ngay.

Bí quyết “Ngàn ly không say”

 (Rượu đế Gò Đen)- Trong cuộc sống đời thường, cũng như trong công việc giao tế hàng ngày với bạn bè, đồng nghiệp hoặc khách hàng, hẳn không ít khi bạn phải ngồi vào bàn tiệc và nâng lên vài chén cho thắm thêm mối quan hệ. Tuy nhiên để tránh tình trạng say xỉn, cũng như giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực từ rượu, bạn có thể thử áp dụng 3 mẹo nhỏ sau:
1. Uống thật chậm và chia làm nhiều hớp nhỏ
Tại sao uống chậm lại có thể giúp bạn không say? Vì nguyên lý thẩm thấu của rượu trong cơ thể chúng ta phần lớn tùy thuộc vào thời gian: 5 phút đầu sau khi bạn uống, chất ethanol trong rượu sẽ vào sâu trong từng mạch máu của bạn. Nửa giờ đến 2h sau, chất này sẽ theo các mạch máu lan truyền đến các bộ phận trong cơ thể và tất nhiên khi lan truyền đến não cũng là lúc bạn cảm giác bị say.
Lúc này bạn cần có thời gian để đốt cháy hết lượng ethanol này. Theo ước tính trung bình 1h cơ thể có thể đốt hết 30m rượu Gò Đen. Vì vậy, bạn cần uống thật chậm và chia làm nhiều hớp nhỏ để cơ thể có đủ khả năng chống chọi lại với sự tấn công của rượu. Với mẹo này, cho dù tửu lượng bạn kém đến đâu thì bạn vẫn vững vàng đối phó với những đối thủ có tửu lượng cao hơn.
2. Ăn thức ăn trước khi uống rượu
Đây không những là cách chống say hiệu quả nhất, mà còn có thể bảo vệ dạ dày của bạn tránh khỏi những tác hại do rượu gây ra. Khi bạn không ăn gì mà uống rượu ngay, trong dạ dày không có vật cản, rượu sẽ dễ dàng thẩm thấu vào các bộ phận khác bên trong cơ thể và gây hại ngay cho dạ dày của bạn.
Tốt nhất, trước khi uống Rượu Gò Đen, bạn nên uống chút sữa hoặc ăn gan lợn vì thành phần protit,chất béo của sữa cũng như vitamin B trong gan lợn có khả năng chống lại sự thẩm thấu của những chất cồn.
3. Ăn trái cây sau khi uống rượu
Bạn sẽ tỉnh táo hơn với vị ngọt của hoa quả sau khi uống rượu. Đặc biệt là hồng chín với nhiều đường fructoza có thể vừa giúp bạn không say, vừa át được mùi rượu.

Vài lưu ý khi uống Rượu bia

Vài lưu ý khi uống Rượu bia


Khi uống Rượu bia cần lưu ý một số điều sau để cuộc vui đúng nghĩa và vừa đảm bảo được sức khỏe tránh khỏi tác hại của rượu:
1. Không uống quá nhiều
2. Không uống khi đói
3. Không uống rượu lạnh
4. Không uống nhiều loại rượu
5. Không uống cùng nước có ga
6. Không vừa uống, vừa hút thuốc
Sau khi uống rượu
7. Không gặp lạnh
8. Không xem phim
9. Không phun thuốc trừ sâu
10. Không uống thuốc tây

ĐIỂM BÁN RƯỢU GÒ ĐEN UY TÍN: 0908918678 ANH: THÁI LÂM

Nổi tiếng là cơ sở nấu rượu Gò Đen lâu năm rất uy tín về chất lượng và đặc biệt đúng giá:

136, khu 2, ấp 1, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, Tỉnh Long An không chỉ là địa chỉ được đặt mua Rượu Gò Đen đáng tin cậy của du khách mà vào những dịp Lễ-Tết, không ít khách vãng lai đến đây đặt mua rượu biếu người thân từ khắp miền đất nước.
Vui lòng liên hệ anh Thái Lâm – 0908 918 678  hoặc địa chỉ phân phối: 59/7D, Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM để đặt rượu ngon chính gốc.
Giá cho khách mua từ 10 lít trở lên: 30.000 đ/lít. Chúng tôi cam kết Rượu Gò Đen gốc không pha cồn. Quý khách hoàn toàn có thể nếm thử kiểm tra chất lượng. Trường hợp phát hiện cồn pha, Chúng tôi sẵn sàng đền bù gấp đôi cho anh chị.
Chúng tôi nhận giao hàng miễn phí các quận nội thành Tp.HCM. 
Để đảm bảo giao hàng đúng hẹn quý khách vui lòng liên hệ trước 24h để chúng tôi có thời gian chuẩn bị và sắp xếp giao hàng cho quý khách.
Mong muốn mang đến rượu chất lượng nhất đến quý vị!

THAM QUAN LÀNG RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN

Đến Long An tham quan làng rượu Gò Đen

 

 Làng rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt… 

 Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam Bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng đệ nhất tửu. Vì sao Gò Đen lại được coi là đệ nhất tửu? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải rặt, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều. Thường là nếp Hương, nếp Mỡ và nếp Mù U, nếp Rô và nếp Than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương... Sau ba đêm rồi tiếp tục chan nước mưa rồi để ba đêm sau nữa mới đem nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần. 
Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen, nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc

Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ủ đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu rất coi trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi chôn xuống đất khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt nhỏ lăn tăn và chậm tan.

”Mỹ tửu” Gò Đen chinh phục người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, mùi thơm cay nồng đã đủ làm ngất ngây lòng người thưởng thức./.



Website Du lịch Long An

Du Lịch Việt

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
ĐẤT NỀN GIÁ RẺ | NHÀ PHỐ GIÁ RẺ | CĂN HỘ GIÁ RẺ | BIỆT THỰ GIÁ RẺ |ĐẤT NỀN GIÁ GỐC | CĂN HỘ GIÁ GỐC | CĂN HỘ SÀI GÒN GIÁ RẺ | BIỆT THỰ | ĐẤT NỀN | NHÀ PHỐ |CHUNG CƯ | CAO ỐC