Translate

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Cách thưởng thức cà phê cực chất

Gu cà phê tạo nên sắc độ văn hoá của từng địa phương. Người ta có thể nhìn vào cách uống, gu uống cà phê và nhận ra người đó là dân ở đâu. Tuy nhiên, với những thành phố lớn có nền văn hoá “hợp chủng”, cà phê có nhiều sắc độ gu hơn. Những sắc độ văn hoá ấy “biển dâu” bao lần từ thời cà phê theo chân người Pháp vào Việt Nam thời thuộc địa. Họ đã chọn cao nguyên Lâm Viên và Buôn Ma Thuột để phát triển loại cây này.

Giống cà phê Arabica với dòng cà phê Moka được nhiều người biết đến từ lâu. Cà phê Moka dầu Cầu Đất, Đà Lạt (khu vực Đơn Dương) thuộc giống Bourbon. Chính chất lượng độc đáo của nó đã làm nên tên tuổi cà phê Moka ở Việt Nam và cả ở nước ngoài. Cà phê Moka ngon, ngoài yếu tố giống, thổ nhưỡng, thì cách chế biến cũng quan trọng.

Một ly cà phê ngon phải có những hương và vị tự nhiên. Có thể khi rang, người ta cho thêm chút ít bơ để tăng độ béo, thơm, không được cho những hương liệu phụ vào trong quá trình chế biến.

Độ chua (acidity) của cà phê phải thanh, tươi, sạch lưỡi. Người Âu thường chuộng độ chua, tuỳ giống cà phê mà trong vị chua của nó có mùi của hương các loại hoa, hoặc các loại trái cây. Độ dầu (body) cà phê khi cho vào đầu lưỡi sẽ có cảm giác béo và nặng trên đầu lưỡi. Độ béo này sẽ từ thanh nhẹ đến béo, dầu và đậm kẹo. Người Việt thường thích độ dầu đậm. Về hương thơm (aroma), cà phê có những hương của hạnh nhân, hoa trái, bơ dầu, mùi đất,… Tuỳ giống, cách thu hoạch, cách rang… sẽ cho mùi thơm đặc trưng riêng cho từng loại cà phê. Trong khi đó, vị đắng cà phê phải đắng thanh tự nhiên, không nhẩn, không chát, khét.

Một số người vì lợi nhuận vẫn dùng nhiều loại hoá chất để tạo ra từ mùi đến màu… cho những loại cà phê chất lượng thấp, nhằm nâng hương vị mà những loại cà phê này không có. Người trong nghề còn cho biết một vài loại cà phê còn được bỏ những loại hoá chất riêng để mỗi lần uống cà phê đá thì bọt cà phê nổi không thua bọt bia, hoặc tạo màu cho cà phê đen đậm, đắng chát… Đây là cách giết khẩu vị của người thưởng thức, chưa kể những độc hại khác.

Tách cà phê làm người ta tỉnh táo hơn, nhưng sau khi uống ly cà phê mà tim đập loạn xạ như trống trận, chóng mặt, hoa mắt… do hoá chất gây nên kể như hỏng, thà đừng uống còn hơn.

Để đạt được khẩu vị riêng, người ta có thể pha hai hoặc nhiều loại cà phê với nhau như Arabica pha cùng Robusta hoặc cùng những giống cà phê khác. Đây chính là những bí quyết riêng, là sự hấp dẫn của thức uống này, mà mỗi nơi có một tỷ lệ pha trộn sao cho khẩu vị ly cà phê của mình ngon nhất, độc đáo nhất.

Cách chế biến cà phê Moka theo hương vị nào phụ thuộc vào cách thu hoạch. Nếu thu khô, tướt hạt toàn bộ trái trên cây, sau đó phơi cho khô rồi cà lấy nhân. Cà phê thu hoạch cách này hạt sẽ chuyển màu hơi nâu đất. Lúc đó, mùi thơm của cà phê sẽ có mùi của đất, của lá cây mục thật độc đáo.

Trong khi đó, nếu thu ướt, chỉ lựa hái toàn trái cà phê đã chín, sau đó cà bỏ ngay phần cơm để lấy nhân. Hạt cà phê này đã già nên rất chắc. Cách này sẽ cho hạt cà phê màu trắng. Và hạt cà phê còn lớp vỏ trấu bên ngoài sẽ giúp chất dầu trong hạt càng ngấm đều hơn. Hương vị của nó còn giữ nguyên mùi của hoa, trái, hạnh nhân, bơ dầu đặc biệt của cà phê.

Rang cà phê là một trong những công đoạn quan trọng và có những bí quyết riêng. Tuỳ giống cà phê mà người ta rang với độ lửa và thời gian thích hợp. Cây cà phê càng ở trên cao thì cho hạt càng chắc. Và chính độ chắc hạt giúp cho cà phê khi rang chịu được độ lửa cao, thời gian rang lâu hơn. Cà phê Arabica đáp ứng được điều này. Nhờ độ lửa cao mà hạt cà phê rang sẽ đạt tới mức của nó. Tuỳ ý muốn cà phê có độ đậm nhiều hay ít mà người ta canh lửa. Lúc tiếng hạt cà phê bắt đầu nổ đều lần đầu là hạt cà phê đã được, nhưng để đậm đà hơn, người ta tiếp tục rang cho đến lúc hạt nổ lần nữa.
Thời gian hạt nổ lần hai cách lần đầu chỉ vài mươi giây và phải canh sao kết thúc rang trước khi hạt im tiếng nổ. Vì khi hạt im tiếng có nghĩa là cà phê đã khét. Gu của người Việt thích uống cà phê đậm nên thường rang kiểu này. Có thể những ly cà phê đá, cà phê sữa đá độc chiêu kiểu Việt Nam đã bắt đầu chinh phục người nước ngoài một phần nhờ vào cách rang cà phê đậm kiểu này chăng.

Ngày trước, những tiệm bán cà phê thường rang tại chỗ. Chiếc thùng quay bằng sắt đã thấm dầu và khói, bóng màu theo năm tháng. Người thợ rang vừa quay thùng, vừa kiểm tra bằng cách ngửi mùi, nhìn khói và nghe tiếng nổ của hạt. Rang cà phê cũng như nấu rượu, yếu tố thời tiết như độ ẩm, áp lực không khí… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mẻ cà phê. Hiện nay thiết bị rang cà phê rất tối tân được điều khiển bằng chương trình. Nhưng theo một số nhà sản xuất cà phê thì vẫn phải kết hợp cái “cảm” của người rang cùng thiết bị mới đảm bảo cho ra mẻ cà phê tới độ.
Và đến với Đắc Kuin cà phê, bạn sẽ được cảm nhận hết những điều đặc biệt đó.
Cùng Đắc Kuin coffee tạo ra phong cách của cà phê Việt. Đắc Kuin coffee thơm ngon sánh tầm thế giới!

Cách thưởng cà phê nguyên chất sành điệu




 cà phê trong phin chảy xuống tách gần hết, mở nắp phin và cảm nhận hương thơm cà phê lan tỏa.
2. Bạn cho 1 chút xíu đường (hoặc không đường), khuấy đều rồi bưng tách cà phê lên để nếm thử hương vị cà phê tinh khiết lúc còn nóng. Bạn hớp một hớp rất ít cà phê rồi dùng lưỡi trải mỏng nước cà phê khắp miệng và nuốt nhẹ nhàng. Vừa nuốt nước cà phê, bạn vừa thở ra từ từ để đem hương thơm của cà phê xông lên từ hốc mũi, vòm mũi và bạn cảm nhận mùi hương cà phê dường như lan tỏa lên đến đỉnh đầu.
3. Bạn có thể cho thêm đường để tăng độ ngọt theo ý muốn, nhưng đừng quá ngọt vì sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của cà phê nguyên chất. Cà phê nguyên chất có hương thơm và hậu vị tinh tế, đậm đà theo cách tao nhã, thanh thoát hoàn toàn khác với mùi thơm nồng nực của hương liệu, vị đậm và đắng nặng nề, màu nước đen thui và sánh kẹo của các loại hạt ngũ cốc như bắp , đậu rang cháy được tẩm hương liệu nồng độ cao trong qui trình sản phẩm cà phê pha tạp.
4. Nếu dùng đá: đừng đổ tách cà phê bạn vừa pha vào ly đá, mà nên bỏ từng viên đá vào tách cà phê của bạn, đây chính là sự khác biệt của cách thưởng thức cà phê sành điệu. Trong khi thưởng thức cà phê nguyên chất bạn hãy cố gắng tập trung cho việc vui hưởng, cảm thụ hương vị của tách cà phê đích thực, và bạn sẽ khám phá ra cà phê nguyên chất đem đến cho bạn trải nghiệm thú vị và bổ ích.

Cách thưởng thức Cà phê Chồn nguyên chất 

Trong ẩm thực, trong thức uống, Cà Phê Chồn là loại thức uống đắt tiền và thơm ngon đặc biệt. Cà Phê Chồn hoàn toàn hữu cơ và tự nhiên, được sản xuất, chế biến từ “sản phẩm” của con Chồn Hương. Bạn đã bỏ ra khá nhiều tiền để thưởng thức Cà Phê Chồn thì kỳ vọng của bạn cũng lớn và cũng khá khác biệt. Vậy cách pha và cách uống Cà Phê Chồn như thế nào để cảm nhận hết những giá trị mà người đời dành nhiều mỹ từ để mô tả về Cà Phê Chồn đây?

Vì hương vị của cà phê Chồn rất tinh tế, nhẹ nhàng, mượt mà nhưng sâu lắng, nên trong cách thưởng thức Cà Phê Chồn đỉnh cao, quí vị cần chuẩn bị những điều sau:
1. Tìm cho mình một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, tránh những mùi tạp.
2. Bạn cần ở trong một tâm trạng thư thái, thân thể sạch sẽ, nhất là giữ cho miệng thật sạch (nếu bạn đã lỡ ăn những thức ăn cay, thơm nồng thì cần xúc miệng và uống nhiều nước lọc cho sạch miệng).
3. Uống Cà Phê Chồn không đá, không đường, thưởng thức cà phê Chồn hoàn toàn nguyên chất với một ly nước lọc là cách thưởng thức ngon nhất.
4. Sau khi đã ân cần pha xong ly Cà Phê Chồn. Trước khi uống bạn hãy nâng ly Cà Phê Chồn ngang mũi, lắc nhẹ, hít sâu và thở ra bằng mũi 2-3 lần để cảm nhận hương thơm.
5. Trước khi bắt đầu uống Cà phê Chồn, bạn dùng lưỡi rà và xoay tròn phía trước miêng, giữa môi và nướu răng. Bằng cách nầy bạn kích hoạt các đầu dây thần kinh cảm thụ hương-vị phía trước và cả vòm họng, chuẩn bị cho việc thưởng thức loại Cà Phê Chồn qúy hiếm.
6. Trước hết, bạn nhấp một ngụm nhỏ Cà Phê Chồn, dùng đầu lưỡi lướt qua các nướu răng thật chậm, và cảm nhận hương-vị của Cà Phê Chồn tại khu vực phía trước của miệng và trong vòm họng. Kế đến, bạn để cho nước Cà Phê Chồn tan mỏng trên lưỡi, chảy xuống cổ họng. Lúc nầy bạn mới từ từ nuốt nhẹ từng chút. Bạn sẽ cảm nhận vị đắng rất nhẹ nhàng, rất mượt-mà, xen lẫn vị ngọt nhẹ tự nhiên, ngon 1 cách thanh tao ra sao. Bạn có thể nhắm mắt lại, lần nầy tập trung sự chú ý vào khu vực cảm thụ hương-vị ở cuối vòm họng. Bạn hít bằng miệng và thở ra bằng mũi chậm rải … khám phá mùi thơm của Cà Phê Chồn xông lên hốc mũi, tràn ngập các xoang, và lên tới đỉnh đầu như thế nào.
7. Uống 2-3 ngụm thì bạn có thế dừng lại, cảm nhận và uống một ngụm nước lọc, rồi bạn uống tiếp từng ngum. Cách uống vẫn như trên. Lần nầy, sau khi uống nước lọc, bạn có cảm giác gì so với lần trước khi bạn uống nước lọc ?
8. Cứ mỗi lần uống bạn luôn tìm câu trả lời hương vị của Cà Phê Chồn thế nào, hoàn toàn khác hẳn với các loại cà phê khác ra Nếu bạn cảm nhận được đầy đủ những hương vị sau thì bạn đã đạt đến đỉnh của Cà Phê Chồn đích thực.

Vị Cà Phê Chồn: Miệng của bạn có một cảm giác lạ, một cảm giác rất tinh-tế, tê tê giống như mới đánh răng với kem bạc hà. Bạn càng uống thì cảm giác nầy càng tăng và kéo dài, ban đầu là ở đầu lưỡi, về sau là chung quanh nướu răng, đôi môi và lan ra cả vòm họng. Vị của Cà Phê Chồn đắng một cách dịu dàng, dễ chịu, không giống như bất kỳ vị đắng gắt, đắng nặng nề các loại cà phê khác, và vị đắng dịu dàng và quí phái nầy nầy hòa quyện với vị ngọt thanh-tao tự nhiên, tạo ra một phong-vị rất đặc biệt, mượt-mà, tao-nhã. Trong và sau khi uống Cà Phê chồn bạn luôn cảm nhận vòm họng và nhất là ở cổ họng luôn có dự vị ngọt ngào, lưu luyến.
Hương Cà Phê Chồn: Với cách uống như trên, trước hết, các đầu dây thần kinh cảm thụ mùi phía trước mũi của bạn được đánh thức bởi hương thơm thanh-khiết, ngọt ngào và lan toả từ tách Cà Phê Chồn bốc lên. Do các men enzyme trong ruột con Chồn Hương đã thẩm thấu và bẻ gảy các phân tử hương trong hạt cà phê nên Cà Phê Chồn có hương thơm nồng nàn đạc trưng, chia ra làm nhiều tầng hương.
Nếu bạn tập trung để cảm nhận mùi thơm của Cà Phê Chồn, bạn khám phá ra hương thơm của nó tuy rất tinh tế, dịu dàng nhưng rất mạnh, tỏa hương thơm trong nhiều gia đoạn khi bạn thưởng thức.
Ngụm đầu tiên bạn có thể có mùi thơm cà phê xen với mùi của hoa quả chín, nhưng khi Cà phê Chồn chảy đến cuối vòm họng và xông lên cuối hốc mũi, bạn có cả mùi cà phê xen với mùi sô-cô-la hòa lẫn với mùi mạch nha.
Bạn uống những hớp Cà Phê Chồn trong lần kế tiếp và đến giai đoạn bạn hít vào bằng miệng, ngậm một chút Cà Phê trong miệng và thở ra mạnh bằng mũi, mùi thơm nồng-nàn và tinh tế của Cà Phê Chồn sẽ xông lên mũi và các khoang đáng sau hốc mũi, rồi dường như hương thơm dịu dàng nầy chiếm hữu cả đỉnh đầu của bạn. Một cảm giấc lâng-lâng, sảng khoái không thể diễn tả được xâm chiếm bạn. Mùi thơm của tách Cà Phê chồn, tuy bạn đã uống xong, nhưng vẫn sẽ còn lưu lại, phảng phất trong bạn một thời gian dài sau đó.

Ngoài ra, để cảm nhận mùi thơm của Cà Phê Chồn ngào ngạt, lan-toả ra cả không gian ra sao, và nếu bạn đang uống Cà Phê Chồn trong một căn phòng nhỏ đóng kín, bạn hãy mở của phòng để bước ra ngoài giây lát. Sau đó, bạn bước vào lại trong căn phòng kín mà bạn vừa pha và uống cà phê Chồn, bạn chắc chắn sẽ ấn tượng bởi bầu không khí khác hẳn trong phòng, tràn ngập mùi hương đạc trưng của Cà phê Chồn Uống Cà phê Chồn thứ thiệt, Cà-Phê-Chồn-Nguyên-Chất với cách uống sành điệu, bảo đảm mắt bạn sẽ sáng rực lên và cảm xúc của bạn được đánh thức và bạn trãi nghiệm một trong những kinh nghiệm thú vị trên đời.
Điều đó thật xứng đáng, và đền đáp cho cái giá khá đắt mà người nông dân đã bỏ công sức, tận tâm chăm sóc, chăn nuôi con Chồn Hương suốt cả năm, cho người kỹ thuật viên đam mê chế biến Cà Phê Chồn và nhất là cho bạn là người đã dành ra một số tiền không nhỏ để thưởng thức loại thức uống gọi là huyền thọai
Thưởng thức cà phê phong cách Mỹ

Nước Mỹ là quốc gia trẻ và đầy sức sống, con người ở đây ưa sống tự do, tất cả đều theo sở thích, văn hóa cà phê cũng không ngoài lệ. Người Mỹ sử dụng cà phê hoàn toàn theo ý thích, không sành điệu như người châu Âu, cũng không cầu kì như người Arab, uống để mà uống, uống thoải mái, vì vậy Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, dù ở nhà, trường học, công sở hay chốn công cộng và bất cứ ở đâu, lúc nào, người ta đều có thể ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của cà phê. Có câu chuyện rằng, khi một trục trặc chết người xảy ra với con tàu Apollo 13 lúc đang bay, chỉ huy mặt đất từng động viên tinh thần của phi hành đoàn bằng câu: “Hãy cố lên, li cà phê nóng hổi và thơm lừng đang chờ các bạn!”.
Howard Schultz là người có công mang văn hóa cà phê từ Italy du nhập vào Mỹ năm 1983 trong một lần du lịch thành phố Milan. Văn hóa cà phê du nhập từ Italy với lối pha dùng máy Barista đã nhanh chóng trở thành đại chúng trong dân chúng Mỹ sau hơn hai mươi năm phát triển. Hai hình thái văn hóa khác nhau, một đàng thì chầm chậm tà tà ngồi chờ đợi, còn đàng kia thì nhanh gọn tranh thủ thời gian. Văn hóa cà phê Mỹ là nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng nghĩa cà phê, thời giờ ở Mỹ rất quí báu vì ai cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối có chăng vài tháng một lần nể bạn bè đi ra quán ngồi đồng uống cà phê phin.
Văn hoá cà phê Starbucks, môt biểu hiện văn hóa rất Mỹ. Văn hoá này đã và đang đi dần vào mọi giai tầng dân chúng Mỹ, và đang dần chinh phục thế giới mở đầu bằng sự chinh phục nước Nhật vào năm 1996, chỉ trong vòng hơn 5 năm đã có trên 300 tiệm Starbucks trong nước Nhật, một nước có nền kinh tế mạnh đứng hàng thứ hai thế giới. Giới trẻ sinh viên học sinh ở Mỹ và khắp thế giới đã đang hưởng ứng và tiêu thụ loại cà phê này rất mạnh.   
Cà phê Mỹ nhạt, cả màu lẫn vị. Một chất nước loãng nâu lờ nhờ, hơi có vị khét, thường pha trong một cái bình thủy tinh to và rót vào những chiếc ly giấy xốp. Cho thêm hai, thậm chí ba gói đường và nửa ly sữa cũng không làm chất nước ấy ngọt và thơm hơn. Mocha có vị rất ngon vào cuối tách cà phê. Như vậy ta chỉ uống mocha nguyên chất và nó có một dư vị rất ngon. Ngược lại, Java có vị rất ngon lúc khởi đầu. Như vậy khi trộn hai thứ với nhau ta sẽ có cả vị rất ngon trong miệng, dưới lưỡi, lúc khởi đầu và một vị rất ngon khi kết thúc. Cách thưởng thức cà phê ở Mỹ phổ biến là Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá.

Nhật báo Cà Phê của Mỹ vừa mới bầu chọn từ khách hàng, lựa ra 10 quán cà phê ấn tượng hàng đầu sau đây:

1. Atlanta, 303 Peachtree Center Avenue.

2. Chicago 29E, Delaware at Rush.

3. Cincinnati, 2734, Erie Avenue, Hyde Park.

4. Dallas, 2639-C, Elm Street.

5. Des Moines, 214, Fourth Street.

6. Minneapolis, 1020, Nicollet Mall.

7. New York, 133, Green Street.

8. Pittsburgh, 1327, East Carson Street.

9. Seattle, 2205, Queen Anne Avenue North.

10. Telluride, 211, West Colorado Avenue.
 Tuy gốc là văn hóa cà phê châu Âu, nhưng doanh nhân và khách hàng người Mỹ đã cùng tạo nên những quán cà phê đầy ấn tượng, mỗi nơi một vẻ nhưng lại đặc biệt như cà phê báo chí, khách với cuốn sổ tay chụm đầu ghi chép, đó là hai quán Seattle ở cạnh tòa báo Los Angeles Times, ngoài giới báo chí còn có giới thẩm phán luật sư, nghệ sĩ và những người được coi là điệp báo, nên ngoài cà phê ngon, quán còn trang bị một hệ thống thông tin hiện đại để cho các giới trên có thể vừa nhâm nhi cà phê vừa tác nghiệp.

Quán cà phê báo chí thứ hai là quán Cincinnati cạnh khu ngân hàng phố Hyde Park và báo New York Times, đa số khách hàng cầm sổ tay, ngoài cà phê họ còn thư giãn với những xô diễn nảy lửa. Lạ là Cincinnati dựng phòng uống bằng gỗ quế tạo sức nóng, tương phản với uống cà phê sữa ướp lạnh. Một dạng cà phê chòi hay đèn mờ của ta là quán Atlanta, chòi gỗ ngăn cách bởi những khung tranh vẽ bình dân, nhưng khách lại được nằm trên những chiếc ghế dài theo kiểu ghế nằm chữa răng, lim dim chọn trong 15 loại cà phê hảo hạng, hay gọi một món ăn từ nhà bếp nằm bên cạnh cửa.

Lại còn có dạng “cà phê hơi” như bia hơi của chúng ta ở quán Des Moines hay xơi của lạ bánh củ cải đỏ chấm với cà phê thượng hạng xứ Sumatra và có quán, mà khách hàng vào thường ngồi theo từng cụm, có cùng chung máu huyết thị tộc như quán Dallas.

Người Mỹ ưa thích cà phê. Hơn một nửa dân Mỹ uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày và những công ty như Starbucks và Caribou Coffee dường như có một cửa tiệm ở mỗi góc phố trong nước. Tại Hoa Kỳ cà phê là một ngành công nghiệp phát triển mạnh. Đó là món đồ uống số một cả ở Hoa Kỳ lẫn trên thế giới.



Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới
 
Ý:
Bọt cà phê Caffé latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet ...
Doppio – hai phần espresso
Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức:
Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã
Áo:
Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
Gespritzter – cà phê đen với rum
Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
Cà phê latteKaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
Marghiloman – mokka với Cognac
Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
Melange – nửa cà phê, nửa sữa
Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso ko có sữa, dùng tách lớn
Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso ko có sữa, dùng tách nhỏ
Othello – sôcôla nóng với espresso
Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)

Thụy Sĩ:
Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
Kaffee crème – cà phê với kem sữa
Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
Schale – cà phê sữa

Pháp:
Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
Café natur – cà phê đen
Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha:

Cà phê espressoTừ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.Café solo – đen
Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha:
Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp:
Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ:
Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ:
Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam:
Cà phê trứng - có hai loại:
Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
Đen nóng hoặc sữa nóng: cà phê pha phin, thêm đường hoặc sữa, thường uống trong ngày lạnh
Đen đá hoặc sữa đá: cà phê pha phin, thêm đá, đường hoặc sữa đặc có đường, khuấy đều, uống trong ngày nóng.
Cần chú ý cách dùng cà phê của các miền khác nhau trên cả nước:
Miền Nam và miền Bắc: Thường cà phê được bọc trong vải và nấu trong nồi, uống với rất nhiều đá, nên rất loãng, mang tính chất giải khát nên uống được nhiều lần trong ngày.
Miền Trung: Cà phê được bỏ vào phin, ró ít nước sôi vào cho cà phê nở ra rồi đè nắp có lổ nhỏ xuống, xong rót nước sôi vào. Nước cà phê được chảy xuống rất chậm và đậm đặc, thường uống với rất ít đá nên mang tính chất kích thích nhiều hơn giải khát, chủ yếu uống vào buối sáng. Vì vậy, khi uống người ta thường nói chuyện và ngắm cảnh, ít khi uống ở nhà.

Cà phê Chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu khi người Pháp thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.Theo Saga







0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Du Lịch Việt

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
ĐẤT NỀN GIÁ RẺ | NHÀ PHỐ GIÁ RẺ | CĂN HỘ GIÁ RẺ | BIỆT THỰ GIÁ RẺ |ĐẤT NỀN GIÁ GỐC | CĂN HỘ GIÁ GỐC | CĂN HỘ SÀI GÒN GIÁ RẺ | BIỆT THỰ | ĐẤT NỀN | NHÀ PHỐ |CHUNG CƯ | CAO ỐC